Thị trường Mỹ nổi tiếng với sự khắt khe, đặt ra những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, đối với lĩnh vực như thực phẩm, thuốc và thiết bị y tế, việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ không chỉ đòi hỏi đáp ứng tiêu chuẩn cao mà còn yêu cầu qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt. Để sản phẩm của bạn có thể thành công trên thị trường Mỹ, giấy chứng nhận từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ trở thành một yếu tố chính. Vậy FDA là gì và quy trình làm FDA có khó không? Hãy cùng KYODO khám phá và tìm hiểu rõ hơn ngay tại bài viết này.
1. Tổng quan về FDA
Khái niệm
FDA là viết tắt của Food & Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), một tổ chức thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ, có trụ sở chính tại Washington DC. Nhiệm vụ chính của FDA là quản lý và giám sát an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, bức xạ điện từ, thiết bị y tế, dược phẩm, truyền máu, động vật và thú y.
Lịch sử hình thành (Tóm tắt)
Trên hành trình lịch sử hơn một thế kỷ, FDA đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng:
- Năm 1890, xuất phát từ Division of Chemistry (Phòng Hóa học)
- Năm 1901, đổi tên thành Bureau of Chemistry (Cục Hóa học)
- Năm 1927, tái cơ cấu trở thành The United States Food, Drug and Insecticide Administration (Cơ quan Quản lý Thực phẩm, Dược phẩm và Thuốc trừ sâu Hoa Kỳ)
- Năm 1930, rút gọn tên thành U.S. Food and Drug Administration (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
- Năm 1940, FDA chuyển từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sang Cơ quan An ninh Liên bang mới được thành lập
- Năm 1953, đổi tên thành Bộ Giáo dục Y tế và Phúc lợi
- Năm 1979, một lần nữa được đổi tên thành Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, nơi mà FDA tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và quản lý chất lượng thực phẩm, dược phẩm,…
Xem thêm: Tiêu chuẩn BRCGS là gì? Vai trò trong sản xuất thực phẩm
Vai trò của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về:
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách đảm bảo rằng thực phẩm (ngoại trừ thịt gia súc, gia cầm và một số sản phẩm trứng được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quản lý) an toàn, lành mạnh, hợp vệ sinh và được dán nhãn thích hợp
- Đảm bảo rằng thuốc, vắc xin và các sản phẩm sinh học và thiết bị y tế khác dành cho con người được an toàn và hiệu quả
- Bảo vệ con người khỏi bức xạ sản phẩm điện tử
- Đảm bảo mỹ phẩm và TPCN có nhãn mác phù hợp
- Quản lý các sản phẩm thuốc lá
- Nâng cao sức khỏe cộng đồng
FDA không chỉ giữ trách nhiệm đối với tiểu bang ở lục địa Mỹ mà còn mở rộng đến 50 tiểu bang ở Đặc khu Columbia, Puerto Rico, Guam, Quần đảo Virgin và Samoa, cũng như các vùng lãnh thổ khác của Hoa Kỳ.
2. Tiêu chuẩn FDA là gì?
Tiêu chuẩn của FDA là tập hợp các quy định chặt chẽ do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thiết lập, nhằm giám sát mức độ an toàn của các sản phẩm trong danh mục quản lý của họ khi lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ.
Bất kì nhà xuất khẩu nào khi muốn đưa sản phẩm của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và có được chứng nhận FDA.
Xem thêm: Tổ chức GFSI là gì? Các tiêu chuẩn được GFSI công nhận
3. Những yêu cầu và quy định của chứng nhận chất lượng FDA
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đóng vai trò quyết định và giám sát đa số sản phẩm thực phẩm và dược phẩm trên thị trường. Do đó, đối với doanh nghiệp Việt Nam có ý định xuất khẩu sản phẩm vào Hoa Kỳ, việc tuân thủ quy định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ là bước quan trọng không thể thiếu. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản mà các ngành nghề cần tuân thủ để đạt được chứng nhận từ FDA.
Thiết bị phát xạ điện tử
Nhà sản xuất cần tuân thủ các quy định sau khi xuất khẩu sản phẩm thiết bị phát xạ điện từ vào Hoa Kỳ:
- Đăng ký và nhận mã số gia nhập từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
- Báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của FDA
- Cung cấp và báo cáo tiêu chuẩn hiệu quả và chứng thực liên quan
Mỹ phẩm và Dược phẩm làm đẹp
Để đảm bảo an toàn và chất lượng cho mỹ phẩm và dược phẩm làm đẹp, việc tuân thủ tiêu chuẩn FDA là quan trọng:
- Đảm bảo rằng nhãn mác sản phẩm tuân thủ đầy đủ yêu cầu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, giúp người tiêu dùng có thông tin chính xác và chi tiết về sản phẩm
- Đảm bảo rằng mỗi thành phần trong sản phẩm đáp ứng các đánh giá và tiêu chuẩn được quy định bởi FDA, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm
Thực phẩm và Đồ uống
Đối với ngành thực phẩm và đồ uống, tuân thủ các tiêu chuẩn của FDA là quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Dưới đây là những yêu cầu cần được tuân thủ:
- Đảm bảo rằng mọi sản phẩm tuân thủ chính xác các quy định của FDA, đặt ra để đảm bảo an toàn và chất lượng
- Áp dụng tiêu chuẩn HACCP của Hải Sản và Nước Hoa Quả để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn và hiệu quả
- Giữ cho hàm lượng axit trong giới hạn an toàn, đặc biệt là đối với các sản phẩm đóng hộp
- Mọi thành phần cần được đánh giá và thông báo đến Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để theo dõi và đảm bảo tính an toàn
- Nắm rõ và thực hiện đúng các yêu cầu từ tiêu chuẩn cGMP để đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả
- Nếu sản phẩm có sử dụng phẩm màu, sản phẩm chỉ được sử dụng các loại phẩm màu được FDA chấp nhận
- Tất cả sản phẩm cần có nhãn mác đầy đủ với thông tin chi tiết về thành phần và công dụng
Xem thêm: CGMP là gì? Tiêu chuẩn cGMP trong dược, mỹ phẩm
Thuốc và Thực phẩm chức năng
Thuốc và Sản phẩm Tăng cường Sức Khỏe (TPCN) đều đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe con người. Vì vậy, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đặt ra những yêu cầu quan trọng như sau:
- Đảm bảo rằng sản phẩm được đăng ký tại cơ sở sản xuất, chứng minh sự đáng tin cậy và tuân thủ
- Nắm vững và thực hiện đúng các yêu cầu từ tiêu chuẩn Good Manufacturing Practice (cGMP) để đảm bảo quá trình sản xuất an toàn và hiệu quả
- Trình báo cho Cục quản lý mọi thông tin về cấu trúc và công dụng của sản phẩm, giúp cơ quan này đánh giá tính an toàn và hiệu quả
- Đảm bảo rằng nhãn và mác của sản phẩm chứa đầy đủ thông tin chi tiết, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm
Xem thêm: Tiêu chuẩn GMP và Điều kiện đạt chuẩn GMP cho các nhà máy
4. Những mặt hàng được miễn trừ
Có một số trường hợp được miễn khỏi các yêu cầu tiêu chuẩn của FDA khi vận chuyển, bao gồm:
- Thực phẩm được sản xuất bởi cá nhân
- Hàng hóa gửi đi Mỹ dưới dạng quà tặng cá nhân
- Hàng cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch
- Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200 USD
5. Điều kiện để đạt chứng nhận FDA
Để đạt được chứng nhận FDA là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt với các tiêu chuẩn và yêu cầu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Dưới đây là một số điều kiện cần chú ý:
- Hàm lượng dưỡng chất: Để có thể nhập khẩu và phân phối các sản phẩm như dưỡng chất, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chức năng (TPCN) trên thị trường Hoa Kỳ, cần phải tiến hành kiểm soát và thẩm định đầy đủ về hàm lượng dưỡng chất theo yêu cầu
- Tiêu chuẩn sản xuất: Nơi sản xuất cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của FDA, bao gồm cả về cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các nhà máy nên tuân thủ theo tiêu chuẩn GMP
- Trình độ chuyên môn lao động: Nhân viên tham gia vào quy trình nghiên cứu và sản xuất cần phải có trình độ chuyên môn đáp ứng đầy đủ yêu cầu
- Phương pháp khắc phục khi sản phẩm lỗi: Nhà sản xuất cần có kế hoạch và phương pháp khắc phục hiệu quả để xử lý mọi vấn đề xuất hiện trong quá trình sản xuất và sau khi sản phẩm đã ra thị trường
Xem thêm: Sản xuất Mỹ phẩm – Cơ sở sản xuất cần đạt những yêu cầu gì?
6. Tại sao cần đăng ký FDA cho sản phẩm
Lợi ích
Ngoài việc hoàn thành thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, việc đăng ký FDA mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
- Đăng ký FDA giúp tiến hành lưu hành sản phẩm và kinh doanh một cách hợp pháp và uy tín
- Đảm bảo và chứng minh chất lượng hàng hóa để nhận được sự tin tưởng của khách hàng và đối tác về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm
- Duy trì hệ thống và quy trình sản xuất theo chuẩn cGMP, đồng thời đảm bảo sự bền vững trong phát triển kinh doanh
- Tiền đề phát triển bền vững của đơn vị, tổ chức kinh doanh
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đối tác là một phần quan trọng của quá trình đăng ký FDA
Với những mặt hàng đã đăng ký FDA sẽ được đánh giá cao trên thế giới. Điều này đem lại nguồn lợi nhuận lớn và nhiều cơ hội để mở rộng ra các thị trường tiềm năm khác cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Nhân sự GMP cần có những yêu cầu gì?
Điều gì xảy ra khi không có chứng nhận?
Hệ thống luật pháp của Mỹ quy định rõ về việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nếu không có chứng nhận của FDA, có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Hoa Kỳ, tất cả hàng hóa sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection). Đặc biệt, chủ hàng sẽ phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến lưu kho, di dời, thanh lý hoặc tiêu hủy các sản phẩm này.
7. Quy trình để cấp giấy chứng nhận FDA cho sản phẩm
Để đạt được giấy chứng nhận FDA cho sản phẩm, doanh nghiệp cần dưới đây là 4 bước cơ bản bạn cần thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Địa chỉ cơ sở sản xuất
- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có)
- Thông tin liên hệ với văn phòng đại diện tại Mỹ
- Thông tin của người đại diện và người chịu trách nhiệm về FDA
- Các thông tin cần thiết khác
Bước 2: Xác định đại lý tại Hoa Kỳ
Bước 3: Đăng ký cơ sở sản xuất, đăng ký tài khoản, đăng ký mã,…
Dưới đây là thời gian ước lượng cho quá trình đăng ký FDA:
- Thực phẩm: 1-2 ngày
- Mỹ phẩm: 4 tuần
- Thiết bị y tế: 5-7 ngày
Bước 4: Cục FDA phê duyệt
Như vậy, KYODO đã giải thích cho bạn về FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA và Giấy chứng nhận FDA. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ cho các bạn cái nhìn rõ ràng hơn về các thách thức khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ! Cảm ơn bạn đã đọc
Xem thêm: Quy trình xin cấp giấy phép sản xuất mỹ phẩm như thế nào?