Sàn nâng là gì? Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật là một sản phẩm có tính ứng dụng cao, được sử dụng rộng rãi. Đây là một dòng mặt sàn thông minh, cao cấp và hiện đại. Cấu tạo của sàn nâng kỹ thuật rất đặc biệt, chính vì vậy nó mang đến những tính năng ưu việt, tiện ích và nhiều giá trị. Vậy cấu tạo của nó như thế nào? Cùng Kyodotech khám phá trong bài viết sau.

Sàn nâng là gì?

Sàn nâng hay còn được biết đến với tên gọi sàn kỹ thuật, sàn thông minh. Đây là loại sàn giúp tạo ra khoảng không giữa tấm sàn với bề mặt bê tông nhờ hệ thống chân đế nâng. Điểm đặc biệt là những tấm sàn có thể tùy chọn được vật liệu bề mặt và vật liệu lõi. Chính vì vậy, tùy vào từng mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại vật liệu phù hợp nhất với công trình của mình. 

Sàn nâng là gì?

Sàn nâng là gì?

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Hệ thống sàn nâng gồm một mạng lưới những khung kim loại hoặc chân đỡ để giúp nâng tấm sàn lên một độ cao đã xác định. Thông thường độ cao sẽ là không thấp hơn 6 inches hay 15 cm. Độ cao này tạo ra một khoảng không gian giúp chạy dây hoặc lắp các thiết bị bên dưới cho thuận lợi hơn. 

Tấm sàn nâng: thường có kích thước là 60x60cm. Có hai loại sàn nâng chính là sàn nâng nguyên khối và sàn nâng có lỗ thông hơi. Những tấm sàn nâng này thường được làm với vật liệu lõi là nhôm, gỗ, sợi thoáng, xi măng, bột gỗ ép hoặc canxi sunphat. Nó cũng có thể để dạng trần hoặc được phủ một lớp lên bề mặt như Vinyl, HPL hay sơn tĩnh điện… 

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Chân đỡ sàn: được làm bằng thép mạ bao gồm 3 phần:

  • Đế chân đỡ: được làm bằng thép mạ theo kích thước 2.5mm x 100mm x 100mm.
  • Ống tuýp chân đỡ: ống sắt tròn có đường kính 25mm, dày 1.3mm. Các ống sắt này được gắn vào phần đế chân đỡ. Chiều cao của ống sẽ phụ thuộc vào chiều cao yêu cầu thiết kế.  
  • Đầu chân đỡ: được làm bằng thép mạ có kích thước 3.5mm x 76mm x 76mm. Phần này được gắn vào một cốt răng có chiều dài khoảng 80mm để tăng độ cao chân đỡ nhằm bù phần chênh lệch do mặt sàn không bằng phẳng. Chân đỡ được  liên kết với tấm sàn bằng keo dán chuyên dụng. 

Thanh giằng được làm bằng thép mạ dày 1mm dạng hộp, kích thước 20mm x 30mm x 568mm. Nó được gắn vào phần đầu của chân đỡ bằng vít. Mục đích liên kết các chân đỡ với nhau tăng độ chịu lực và kiên cố cho cả hệ thống sàn nâng. 

Đặc điểm sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật thường được sử dụng trong các phòng máy tính, phòng mạng, các trung tâm dữ liệu. Đây là những loại phòng có thiết kế để đi các đường dây cáp mạng, dây điện, hoặc đặt thiết bị bên dưới. Ngoài ra có thể sử dụng với mục đích làm điều hòa không gian hoặc đi đường ống nước. 

Các loại sàn nâng thông hơi thường được sử dụng trong các gian phòng được trang bị các loại máy hiện đại như hệ thống làm mát, hoặc máy sưởi. Mục đích để đưa khí từ dưới sàn lên để làm mát/làm lạnh và tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.

Đặc điểm sàn nâng kỹ thuật

Đặc điểm sàn nâng kỹ thuật

Đọc ngay: Quy trình thi công sàn nâng kỹ thuật 

Ưu điểm của sàn nâng kỹ thuật

  • Dễ dàng lắp đặt, bảo trì hoặc thay thế ngay khi có dấu hiệu hỏng, lỗi
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí khi sửa chữa hay bảo trì, thay thế
  • Vô cùng bền với thời gian, rất ít khi hỏng hóc
  • Sử dụng vô cùng an toàn trong các công trình, ít khi xảy ra sự cố
  • Sàn chống tĩnh điện, giảm thiểu khả năng chập điện, cháy nổ và gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là các văn phòng có nhiều thiết bị máy móc điện tử, máy tính, dây điện, mạch…
  • Hệ thống sàn nâng được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, có độ bền và khả năng chịu lực cao
  • Đố chống ẩm, chống thấm nước gần như tuyệt đối 

Tác dụng của sàn nâng kỹ thuật là gì?

Mọi loại sàn nâng đều có tác dụng chính là giảm thiểu việc đi dây điện âm tường, gây khó khăn cho quá trình sửa chữa bảo dưỡng. Hơn nữa, nó còn phù hợp những văn phòng có hệ thống dây cáp, máy móc nhiều, rắc rối. Ngoài ra, với mỗi một loại sàn riêng biệt sẽ có một tác dụng khác nhau:

Với sàn nâng nguyên khối: Tùy thuộc vào mỗi loại vật liệu bề mặt mà sàn sẽ có những công dụng khác nhau. Với bề mặt phủ sơn tĩnh điện thường đi với lõi xi măng đem đến khả năng chịu lực vô cùng tốt. Với sàn nâng phủ Vinyl thì khả năng khử tĩnh điện cao, phù hợp với các loại phòng sạch hay phòng sản xuất điện tử. Còn với mặt phủ HPL thì lại cho khả năng chống ồn vô cùng tốt, thường ứng dụng trong các phòng hội họp cấp cao… 

Tác dụng của sàn nâng kỹ thuật là gì?

Tác dụng của sàn nâng kỹ thuật là gì?

Với loại sàn nâng có lỗ thông hơi: Việc thiết kế những lỗ trải đều trên mặt sàn giúp loại sàn này có thể lắp hệ thống điều hòa bên dưới. Đây được xem như là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho điều hòa truyền thống bởi hiệu suất làm mát/âm cao hơn mà chi phí vận hành, bảo trì… lại thấp hơn. 

Xem ngay: Kiểm soát độ ẩm phòng sạch?

Trên đây là tất cả những thông tin về cấu tạo sàn nâng kỹ thuật mà Kyodotech muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự có ích cho những ai đang muốn tìm hiểu thông tin về loại sàn đặc biệt này. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công sàn nâng kỹ thuật, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Kyodotech rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng! 

Xem thêm: Vệ sinh sàn Vinyl đơn giản chỉ với 3 cách sau đây

0777 386 683