Theo báo cáo và thống kê của Bộ Công an, tính từ gian đoạn 2012 đến nửa năm đầu 2023, cả nước xảy ra 30.600 vụ cháy. Trong đó, có 8500 vụ cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhà kho lưu trữ đồ đạc. Cháy nổ gây hư hại nghiêm trọng đến các thiết bị, máy móc, nguyên liệu và hàng hoá trong quá trình sản xuất làm gián đoạn hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến rất nhiều thiệt hại liên quan cho doanh nghiệp, tổ chức. Đó là lý do vì sao cần có các biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất. Hãy cùng KYODO xem xét các thông tin sau để chuẩn bị các công tác phòng cháy, chữa cháy cho nhà máy, nhà xưởng.
I. Nguyên nhân cháy nổ
Cháy nổ có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân, yếu tố kết hợp với nhau. Nhưng tựu chung, các chuyên gia phân tích và tổng hợp thành mô hình “Tam giác cháy”, là sự kết hợp giữa ba yếu tố quan trọng bao gồm:
- Chất cháy: Đây là các chất hoặc vật liệu có khả năng tạo ra các phản ứng cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt và oxy. Các chất cháy thường có khả năng tự cháy hoặc bắt lửa dễ dàng. Ví dụ về các chất cháy phổ biến là các loại nhiên liệu, vật liệu như dầu, xăng, khí đốt, các loại hóa chất, bụi, sợi, giấy, gỗ, v.v.
- Nguồn nhiệt: Đây là yếu tố gây nhiệt, nguồn năng lượng nhiệt để bắt đầu hoặc duy trì quá trình cháy. Nguồn nhiệt có thể là lửa, lò, máy móc hoạt động, thiết bị điện tử phát ra tia lửa, v.v. Nguồn nhiệt cung cấp năng lượng để đốt cháy các chất cháy trong quá trình sản xuất.
- Oxygen: Để xảy ra cháy, cần có sự hiện diện của oxy trong không khí. Oxy chính là chất duy trì quá trình cháy bằng cách tham gia vào phản ứng hóa học với các chất cháy. Trong môi trường có đủ oxy, quá trình cháy diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng.
- Tam giác cháy là gì?
Sự cháy hay phản ứng hóa học/tỏa nhiệt/lửa xảy ra khi có sự tương tác đồng thời của ba yếu tố chất cháy, nguồn nhiệt và Oxy. Về cơ bản, nguyên lý chữa cháy dựa trên việc lấy đi/tách biệt một hoặc nhiều phần tử của tam giác cháy này.
Ví dụ: trong môi trường sản xuất, tại một nhà máy, các máy móc và quy trình sản xuất có thể tạo ra nhiệt, và khi các chất cháy như dầu, hơi dầu hoặc bụi tiếp xúc với nguồn nhiệt thích hợp dẫn tới cháy nổ và được nguồn Oxy duy trì sự cháy.
II. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cháy nổ trong sản xuất
- Xử lý, lưu trữ và sử dụng chất cháy không an toàn: Việc sử dụng các chất cháy như hóa chất dễ cháy, dầu mỏ, khí đốt, bụi kim loại, sợi hay các loại nguyên liệu dễ bắt lửa,… mà không tuân thủ đúng các quy định an toàn có thể là một nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ.
- Thiết bị máy móc và sự cố kỹ thuật liên quan: Các máy móc, thiết bị, hệ thống điện tử hoạt động không ổn định, hoạt động quá tải hoặc có lỗi kỹ thuật do không được bảo dưỡng định kỳ có thể tạo ra nguồn nhiệt không kiểm soát và gây cháy nổ khi gặp điều kiện thích hợp.
- Nguồn nhiệt không an toàn: Sự xuất hiện các nguồn nhiệt như lửa, lò, thiết bị điện tử phát ra tia lửa, hay nhiệt độ quá cao trong quá trình sản xuất có thể gây cháy nổ khi tiếp xúc với chất cháy.
- Hệ thống không đảm bảo an toàn: Thiếu hệ thống cảnh báo, kiểm tra, phòng cháy, chữa cháy hoạt động không hiệu quả, hoặc không có đủ thiết bị bảo vệ, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho đám cháy.
- Nhân viên không đủ nhận thức về an toàn phòng chống cháy nổ: Nhân viên không biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm, không được đào tạo đầy đủ về phòng cháy nổ, hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn trong quá trình làm việc có thể tạo ra tình huống dễ xảy ra cháy nổ.
- Cháy nổ trong sản xuất gây thiệt hại nghiêm trọng
Xem thêm: Tiêu chuẩn chống cháy EI và Tiêu chuẩn chống cháy UL
III. Những biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất
- Xây dựng và tổ chức huấn luyện phương án chữa cháy, đào tạo nhân sự về các công tác PCCC.
- Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy như bình chữa cháy, hệ thống chống cháy hay hệ thống thống báo cháy tự động.
- Phải có tiêu lệnh, nội quy Phòng chống cháy nổ trong sản xuất.
- Trang bị các biển cấm lửa, cấm hút thuốc nơi có nguy cơ gây cháy nổ.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt tại khu vực kinh doanh sản suất.
- Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, trang bị và sử dụng các thiết bị chống tĩnh điện nếu cần thiết.
- Lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở. Tách riêng từng khu vực và các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
- Không sử dụng vật liệu dễ bắt lửa để làm trần nhà, vách ngăn.
- Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình và từng khu vực.
- Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
- Nhà xưởng nhà kho hay các khu vực sản xuất khác cần được sắp xếp gọn gàng.
- Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc báo cho cơ quan Chính quyền gần nhất.
Xem thêm: PCCC trong công nghiệp
IV. Chú trọng việc đào tạo và tập huấn cho nhân sự
- Cung cấp cho nhân viên mới một chương trình đào tạo cơ bản về phòng chống cháy nổ.
- Đảm bảo rằng các buổi đào tạo và huấn luyện về phòng chống cháy nổ được tổ chức thường xuyên, không chỉ cho nhân viên mới mà còn cho tất cả nhân viên hiện tại.
- Tổ chức các bài tập giả lập sự cố cháy nổ, giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng phản ứng trong trường hợp khẩn cấp và sử dụng các phương tiện PCCC một cách hiệu quả.
- Khuyến khích nhân viên chia sẻ kinh nghiệm, nhận thức về nguy cơ cháy nổ và ý thức an toàn trong quá trình làm việc hàng ngày.
- Tạo môi trường nâng cao ý thức an toàn để mọi người chịu trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo an toàn cháy nổ.
- Thực hiện các kiểm tra định kỳ để đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và huấn luyện.
- Tập huấn thường xuyên để nâng cao ý thức PCCC
Xem thêm: Tiêu chuẩn chống cháy và các vật liệu chống cháy phổ biến trong Công nghiệp
Trên đây là các thông tin về phòng chống cháy nổ trong sản xuất mà KYODO muốn gửi đến. Hi vọng qua nội dung này quý vị có thêm một số thông tin hữu ích để thực hiện tốt hơn các biện pháp phòng chống cháy nổ, góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Xin cảm ơn!.