Tiêu chuẩn chống cháy EI ở vật liệu xây dựng

Sự cố cháy, nổ là một trong những tai nạn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và đời sống của con người. Trong phòng sạch hay trong lĩnh vực xây dựng nói chung, việc ưu tiên sử dựng các vật liệu chống cháy là một trong những biện pháp đề phòng và hạn chế các ảnh hưởng từ các sự cố cháy nổ có thể xảy ra ở tương lai. Vậy các tiêu chuẩn chống cháy nào phổ biến trong xây dựng và trong thi công phòng sạch? Nội dung sau đây KYODO sẽ giới thiệu về tiêu chuẩn chống cháy EI. Một trong những tiêu chuẩn chống cháy được nhắc đến trong QCVN 06:2021/BXD.

1. Tiêu chuẩn EI là gì?

E I là viết tắt từ 2 ký hiệu:

  • E là ký hiệu của “tính toàn vẹn” (Integrity).
  • I là ký hiệu của “cách nhiệt” (Insulation).

Tiêu chuẩn EI có nghĩa là “tính toàn vẹn và cách nhiệt của vật liệu”. Tiêu chuẩn EI trong xây dựng có vai trò quan trọng khi đánh giá và so sánh tính toàn vẹn, tính cách nhiệt của vật tư, vật liệu.

tiêu chuẩn chống cháy EI là gì?

Integrity and Insulation

Tính toàn vẹn (Integrity)

Tính toàn vẹn của vật liệu đo lường khả năng chống cháy và giữ được tính cách nhiệt của nó. Khả năng toàn vẹn được đánh giá khi vật liệu chịu ảnh hưởng từ ngọn lửa, mà các cấu trúc không bị sụp đổ hoặc bị hỏng trong một thời gian xác định. Điều này xác minh khả năng ngăn chặn sự phá hủy, đốt cháy của ngọn lửa với vật liệu.

Tính cách nhiệt (Insulation)

Tính cách nhiệt đo lường khả năng dẫn nhiệt, truyền nhiệt của vật liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa khả năng đám cháy lan rộng, hoặc khả năng truyền nhiệt làm ảnh hưởng tới các môi trường lân cận.

Tiêu chuẩn chống cháy EI đánh giá khả năng chịu lửa trong thời gian nhất định khi chịu tác động của lửa hoặc nhiệt độ cao. Chúng ta thường thấy ký hiệu khả năng chống cháy: EI30, EI60, EI90 trong đó, các con số kèm theo sau để biểu đạt cho khả năng chịu lửa và cách nhiệt, với thời gian được tính bằng phút.

VD: Vật liệu đáp ứng EI30 sẽ có khả năng chống cháy và cách nhiệt trong vòng 30 phút.

2. Ứng dụng tiêu chuẩn chống cháy EI trong các ngành nghề

Tiêu chuẩn chống cháy EI đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cháy nổ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và giúp giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra:

  • Xây dựng và kiến trúc
  • Hệ thống cách nhiệt và chống cháy
  • Giao thông và vận tải
  • Trang thiết bị và hệ thống điện
  • Công nghiệp dầu khí và hóa chất

Xem thêm: Các biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất

3. Tiêu chuẩn chống cháy EI đối với một số loại vật liệu

Kết cấu thép

Tiêu chuẩn chống cháy rất quan trọng đối với kết cấu thép. Kết cấu thép là kết cấu xây dựng từ vật liệu có độ bền cao và nhẹ hơn so với các kết cấu khối, kết cấu bê tông, nhưng dễ bị ảnh hưởng từ các sự cố cháy, gia nhiệt. Tiêu chuẩn chống cháy EI dành cho kết cấu thép thường áp dụng để đánh giá khả năng chống cháy của các cấu kiện và hệ thống thép trong công trình xây dựng. Nó giúp xác định thời gian kết cấu thép có thể chịu được tác động của nguồn nhiệt mà không mất đi tính chất cơ học hoặc biến dạng.

Sử dụng các loại vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy, giúp kết cấu thép hạn chế được nguy cơ sụp đổ của công trình và đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong trường hợp xảy tai nạn. Các giải pháp kết cấu thép thường được quy định đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy EI30, EI60, EI90, EI120.

Ống gió

Tiêu chuẩn chống cháy EI dành cho ống gió được sử dụng để đánh giá và xác định khả năng chống cháy của các đường ống dẫn dùng trong hệ thống thông gió, hệ thống thoát khí trong các công trình xây dựng. Để đạt được khả năng chống cháy, các ống gió có thể được trang bị các vật liệu cách nhiệt và chống cháy, ví dụ như: lớp vật liệu chống cháy được phủ bên ngoài bề mặt ống là foam phun chống cháy, mút xốp PE, foam bảo ôn, …

Ống gió TP HCM

Các vật liệu này giúp làm giảm nguy cơ cháy lan qua hệ thống ống và giữ cho nhiệt độ trong ống ở mức an toàn trong một thời gian nhất định. Các giải pháp ống gió cần phải đạt tiêu chuẩn chống cháy EI30, EI60, EI90, EI120. Đối với ống gió, thời gian có thể chịu lửa liên tục dưới nhiệt độ cao tối đa là 180 phút.

Vách ngăn, Panel chống cháy

Tiêu chuẩn chống cháy EI dành cho vách ngăn cháy được sử dụng để đánh giá và phân loại khả năng chống cháy trong công trình xây dựng. Với khả năng giữ vững tính toàn vẹn và cách nhiệt trong môi trường nhiệt độ cao với thời gian lên đến 150 phút.

Trong đó, tấm Panel (vách panel) chống cháy được xem là giải pháp tối ưu để đề phòng các vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Ngoài khả năng chống cháy hiệu quả lên đến 2h, các loại panel này còn có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nhờ những khả năng tùy biến từ công nghệ và vật liệu sản xuất hiện nay.

Cửa chống cháy

Theo TCVN 9383:

  • Cửa sổ, cửa đi cũng như bộ phận tường, vách ngăn cháy tại các phòng phải được làm bằng vật liệu chống cháy và có thời gian chịu lửa ít nhất trên 45 phút.
  • Cửa sổ, cửa đi, vách ngăn cháy vào các tầng hầm, tầng mái phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không được nhỏ hơn 40 phút.
  • Đối với các cao ốc, chung cư, cửa thang thoát hiểm, cửa phòng kỹ thuật, cửa phòng tầng hầm cũng phải được làm bằng vật liệu chống cháy, đồng thời phải có cơ cấu đóng cửa tự động và có thời gian chịu lửa tối thiểu 45 phút.

Các loại cửa thường được sử dụng trong các công trình dân dụng và công nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của lửa hoặc nguồn nhiệt cao. Để đạt được khả năng chống cháy, các loại cửa này thường được cấu thành từ các vật liệu cách nhiệt và chống cháy phù hợp như: bông thủy tinh cách nhiệt, tôn chống cháy, thép chống cháy,…

Sơn chống cháy

Sơn chống cháy là sản phẩm sơn phủ lên bề mặt các vật liệu hoặc vật tư khác trong các công trình. Loại sơn này có khả năng phòng chống cháy tùy theo thời gian yêu cầu, từ 30 phút, 45 phút, thậm chí có thể lên tới 180 phút. Sơn chống cháy giúp hạn chế sự lan truyền của đám cháy, ngăn cản nhiệt lượng truyền đi phá hủy các kết cấu công trình hoặc tài sản khác.

Ngoài ra, còn các vật liệu, vật tư cách nhiệt chống cháy khác như tôn cách nhiệt, xi măng, bông gốm, …

4. Cách kiểm tra độ bền vật liệu chống cháy EI

Độ bền chống cháy EI của các vật liệu, cấu kiện hoặc hệ thống thường được kiểm tra và xác định bằng các thử nghiệm và quy trình tiêu chuẩn. Các thử nghiệm này được thiết kế để đánh giá khả năng chống cháy của vật liệu hoặc cấu kiện trong điều kiện tương tự như trong một tình huống cháy thực tế. Dựa vào kết quả thử nghiệm, chúng ta có thể xác định mức độ bảo vệ mà vật liệu hoặc cấu kiện có thể cung cấp trong trường hợp xảy ra cháy.

  1. Kiểm tra đo lường khả năng chống cháy.
  2. Kiểm tra đo lường nhiệt độ.
  3. Kiểm tra cháy lan.
  4. Kiểm tra đánh lửa.

5. Phân biệt tiêu chuẩn chống cháy E, EI, EW và REI

+ Tiêu chuẩn chống cháy E

E Integrity: Tính toàn vẹn của vật liệu chống cháy (không có cách nhiệt).

Tiêu chuẩn này không xét đến khả năng truyền nhiệt của vật liệu. Tiêu chuẩn E đưa ra mức giới hạn để đảm bảo vật liệu vẫn được duy trì toàn vẹn mà không bị nứt gãy, đổ,…

Tiêu chuẩn này thường được ứng dụng trong các giải pháp chống cháy như vách ngăn, hệ ống gió,… Thường để đánh giá khả năng cháy lan qua bên kia của tường, vách ngăn hay hệ thống ống gió. Mặc dù cung cấp một rào cản hiệu quả chống lại khói và lửa, nhưng không yêu cầu cản trở sự truyền nhiệt.

+ Tiêu chuẩn EI (E, I)

  • E: Chống cháy và giảm nguy cơ lan truyền lửa qua bề mặt vật liệu. Đây là chỉ số đánh giá khả năng chống cháy cho các vật liệu không bám lửa, chẳng hạn như tường, sàn, cửa, ống gió, v.v.
  • I: Giảm độ dẫn nhiệt của vật liệu, làm giảm sự truyền nhiệt qua bề mặt của vật liệu. Nó đánh giá khả năng giảm nhiệt độ của một vật liệu khi bị tác động bởi ngọn lửa. Phạm vi pháp lý của chỉ số I bao gồm các cấu kiện không bám lửa, ví dụ như kính, vật liệu cách nhiệt bên trong tường hoặc cửa.
  • Ngoài việc cung cấp một rào cản mạnh mẽ chống lại khói và lửa, EI còn giúp giảm đáng kể lượng nhiệt truyền qua kính, giữ cho nhiệt độ trung bình của mặt không tiếp xúc ở mức dưới 140 ºC. Nói một cách đơn giản hơn, điều này có nghĩa là có thể có ngọn lửa dữ dội ở một mặt kính, với nhiệt độ trên 800 ºC, nhưng bạn vẫn có thể thoát hiểm ở mặt không bị cháy mà vẫn được bảo vệ khỏi sức nóng.

Ví dụ: Nếu một vách ngăn được phân loại là EI60, điều này có nghĩa là nó có khả năng chống cháy trong vòng 60 phút mà không lan truyền lửa qua bề mặt của nó.

+ Tiêu chuẩn EW (E,W)

W: ký hiệu của kiểm soát bức xạ nhiệt: Reduction of thermal radiation

Là tiêu chuẩn thường dùng cho các vật liệu là kính, ô kính, thủy tinh.

Tính toàn vẹn và kiểm soát bức xạ EW đại diện cho một bước tiến trong mức độ bảo vệ thường được sử dụng cho các vật liệu là gương, kính.

Kính chống cháy đạt được phân loại EW sẽ duy trì mức độ bảo vệ chống khói và lửa giống như loại E, nhưng ngoài ra, còn giảm lượng nhiệt bức xạ truyền sang mặt được bảo vệ.

+ Tiêu chuẩn chống cháy REI (R, E, I)

  • R – Resistance: Độ chống chịu lửa cơ bản của vật liệu, thể hiện khả năng chống cháy của vật liệu khi nó chịu tác động trực tiếp của lửa, khi không có yếu tố bảo vệ nào khác.
  • E – Integrity: Chống cháy và giảm khả năng bắt lửa qua bề mặt vật liệu.
  • – Insulation: Mức độ cách nhiệt của vật liệu, làm giảm sự truyền nhiệt qua bề mặt của vật liệu.

Ví dụ: Nếu một cánh cửa được phân loại là REI60, điều này có nghĩa là nó có khả năng chống cháy trong vòng 60 phút khi tiếp xúc trực tiếp với lửa, không lan truyền lửa qua bề mặt và giảm nhiệt độ truyền qua cửa.

Tiêu chuẩn REI cung cấp mức bảo vệ cao hơn, vì nó đánh giá khả năng chống cháy cơ bản của vật liệu và các khả năng bảo vệ trong điều kiện cháy trực tiếp.

so sánh EI và REI
Phân biệt EI và REI

6. Lưu ý sử dụng vật liệu chống cháy xây dựng nhà xưởng

  • Sử dụng vật liệu chống cháy: Chọn và sử dụng các vật liệu chống cháy phù hợp cho các bức tường, cửa, ống gió, v.v.
  • Xây dựng vách ngăn cháy chất lượng cao: Xây dựng vách ngăn cháy bằng cách sử dụng các vật liệu chống cháy phù hợp và tuân thủ đúng quy trình xây dựng để đảm bảo tính chất chống cháy của nó.
  • Sử dụng cửa chống cháy: Sử dụng cửa chống cháy hoặc cửa có khả năng chịu lửa và giảm nhiệt độ truyền qua cửa trong trường hợp xảy ra cháy.
  • Lựa chọn hệ thống cách nhiệt chống cháy: Đối với ống gió hoặc các hệ thống cách nhiệt, sử dụng các vật liệu cách nhiệt chống cháy và đảm bảo lắp đặt chính xác để ngăn chặn sự lan truyền của lửa qua hệ thống này.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn và quy định: Đảm bảo rằng công trình của bạn đáp ứng yêu cầu về an toàn cháy nổ và chống cháy.
  • Kiểm tra và kiểm soát định kỳ: Thực hiện kiểm tra và kiểm soát định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống chống cháy và các vật liệu vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn chống cháy ban đầu và không bị hỏng hay hư hỏng.

Xem thêm: Tư vấn, thiết kế nhà máy thực phẩm

Tư vấn xây dựng nhà máy, nhà xưởng đáp ứng các tiêu chuẩn hiện nay

KYODO là đơn vị tư vấn xây dựng, tư vấn ứng dụng phòng sạch vào quy trình sản xuất. Hiện nay phòng sạch là một trong những điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất các ngành hàng chất lượng cao. Phòng sạch đáp ứng đa số các tiêu chuẩn sản xuất hiện trong các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử.

Trong đó, việc sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp và có khả năng cách nhiệt chống cháy là những ưu tiên hàng đầu của một số cơ sở. Nếu quý vị đang gặp phải những thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn nhiệt tình nhất.

Xem thêm: Tiêu chuẩn chống cháy vật liệu nhựa UL94

0777 386 683