Hệ thống khí nén là gì? Cấu tạo và vai trò của hệ khí nén trong công nghiệp sản xuất hiện nay?. Theo dõi nội dung sau của KYODO để tìm hiểu thêm về hệ thống nén khí phục vụ sản xuất.
I. Hệ thống khí nén trong công nghiệp
Hệ thống khí nén trong công nghiệp là tập hợp các thiết bị khí nén và phụ trợ để cung cấp khí nén sạch, phục vụ các nhu cầu sản xuất công nghiệp như sản xuất thực phẩm, sản phẩm nhựa, bao bì, in ấn, dệt may, … Theo từng lĩnh vực sản xuất mà các nhà máy có tổ hợp bố trí lắp đặt khác nhau. Cách sắp xếp và bố trí cần tuân thủ các kỹ thuật và nguyên lý cơ học, khí động học. Đảm bảo sử dụng đúng công năng và an toàn. Bên cạnh đó cần sự thẩm mỹ và phù hợp theo từng mặt bằng sản xuất.
- Hệ thống khí nén trong công nghiệp
II. Cấu tạo của hệ thống
Máy nén khí
Máy nén khí là trái tim của hệ thống, giúp tạo ra khí nén có lưu lượng và áp suất cao, phục vụ các nhu cầu sử dụng phía sau. Máy nén khí phổ biến có 2 loại là máy nén khí có dầu và máy nén khí không dầu.
Bình tích áp khí nén
Bình tích khí có tác dụng tích trữ áp lực giúp máy nén có khoảng thời gian hoạt động cần thiết để tạo khí nén. Khi bình tích có đủ lượng khí và áp suất thì máy nén sẽ dừng hẳn hoặc chạy ở chế độ không tải. Thể tích của bình chứa khí nén phụ thuộc vào công suất của máy nén và mức sử dụng của từng nhà máy. Bình tích còn có tác dụng tách một phần nước trong khí nén và giảm nhiệt độ trước khi dòng khí đến máy sấy.
- Bình tích khí nén – Compressed Air Tank
Máy sấy khí
Máy sấy khí có tác dụng làm khô và tách nước ra khỏi khí nén. Có 2 loại máy sấy khí phổ biến là máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh.
- Máy sấy khí hấp thụ: sử dụng vật chất hấp thụ nước, thường sử dụng trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, sản xuất điện tử.
- Máy sấy khí tác nhân lạnh: sử dụng giàn nóng hoặc giản lạnh để tách nước và làm khô khí nén. Thường sử dụng trong các lĩnh vực không đòi hỏi cao về độ khô của khí nén.
Hệ thống lọc khí
Hệ thống lọc khí giúp lọc các chất cặn, tạp chất, hóa chất không mong muốn có trong khí nén. Phổ biến có 3 cấp lọc trong hệ thống lọc khí. Tùy theo nhu cầu sử dụng khí nén mà có thể sử dụng nhiều cấp lọc khí khác nhau.
- Cấp 1: Lọc tạp chất có kích thước lớn hơn 0,1 µm.
- Cấp 2: Lọc tạp chất có kích thước lớn hơn 0,01 µm.
- Cấp 3: Lọc tạp chất có kích thước lớn hơn 0,003 µm và khử mùi bằng than hoạt tính.
Sơ đồ hệ thống khí nén
- Sơ đồ Hệ thống khí nén thông dụng
III. Vai trò và tác dụng của hệ thống khí nén trong công nghiệp
Theo thống kê, hơn 80% các nhà máy có hoạt động sản xuất cần đến hệ thống khí nén. Hệ thống giúp tạo ra khí nén có lưu lượng và áp lực lớn, phục vụ nhu cầu sản xuất trong các nhà máy. Tùy theo từng lĩnh vực sản xuất mà trong đó sẽ có các yêu cầu riêng biệt khi sử dụng khí nén. Với nền công nghiệp đang dần phát triển và mở rộng như hiện nay, hệ thống khí nén đang đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó là những yêu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của hệ thống này. Cùng KYODO điểm qua những lĩnh vực sản xuất ứng dụng hệ thống khí nén dưới đây.
1. Cơ khí, chế tạo
Trong các ngành sản xuất cơ khí, chế tạo hệ thống cung cấp khí nén cho các hoạt động máy móc như máy xịt rửa, máy bơm(phun, thổi khí), nén hút chân không, máy đánh bóng, siết xoắn, bắn đinh, mài, khoan, dập, đục, … Rất nhiều hoạt động cần đến hệ khí nén để cung cấp truyền động đến cho nhiều loại máy móc dụng cụ gia công sản xuất.
2. Thực phẩm, đồ uống
Khí nén để cung cấp truyền động đến các dây chuyền, dụng cụ khuấy chất lỏng, xục khí, thổi khí, tẩy rửa, vận chuyển vật liệu, hệ thống phun nước, đóng gói chân không, … Trong lĩnh vực thực phẩm, chất lượng khí nén có yêu cầu cao hơn do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, sử dụng.
3. Dược phẩm
Trong sản xuất dược phẩm, hệ thống khí nén phục vụ cho các hoạt động như: khuấy chất lỏng, sục khí (oxy), pha trộn vật liệu, phun hòa trộn, phun khô, vận chuyển, làm khô và bay hơi chân không, …
4. Dệt may
Hệ khí nén cung cấp sử dụng cho các quá trình vệ sinhm làm ẩm, điều khiển máy, cẩu và nâng hàng trong các nhà máy, dây chuyền sản xuất ngành dệt.
5. Hóa chất
Tương tự dược phẩm, hệ khí nén trong ngành sản xuất hóa chất cũng được sử dụng cho các công tác như: khuấy trộn, pha lẫn, vệ sinh làm sạch(thổi, thông khí), điều khiển, vận chuyển hóa chất lỏng, đốt cháy, lọc chân không, phun sương, bơm, …
IV. Các lưu ý khi lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp
1. Lựa chọn máy nén phù hợp với hệ thống khí nén và phù hợp với lĩnh vực sản xuất
- Máy nén khí có dầu phục vụ các lĩnh vực sản xuất cơ khí, vật liệu.
- Máy nén khí không dầu phục vụ trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, điện tử.
Máy nén khí có dầu là gì? Máy nén khí không dầu là gì?
- Máy nén khí có dầu là loại máy nén sử dụng dầu máy để làm mát và bôi trơn các chi tiết, giúp máy hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
- Máy nén khí không dầu là loại máy nén vẫn dùng dầu để bôi trơn, nhưng thiết kế hộp trục khuỷu không có dầu hoặc được làm mát bằng nước
2. Sử dụng bình chứa khí, bình tích phù hợp với công suất máy nén khí
3. Lưu ý môi trường và vị trí lắp đặt phù hợp.
Lắp đặt và bố trí hệ thống ở nơi rộng rãi, thoáng mát, có bao che, đầy đủ không gian và ánh sáng để thuận tiện cho các công tác theo dõi vận hành, bảo trì sửa chữa. Không để các vật liệu dễ cháy nổ, hóa chất ăn mòn ở gần hệ thống. Đặc biệt không nên đặt được tiếp máy nén xuống sàn, cần có giá đỡ.
- Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng hệ thống khí nén
4. Có nguồn điện riêng phù hợp cho hệ thống, không sử dụng chung với các hệ khác, cần có các thiết bị bảo vệ như CB, cầu chì và đấu tiếp đất.
5. Người quản lý, vận hành hệ thống khí nén cần có nghiệp vụ chuyên sâu, am hiểu hoặc được đào tạo bài bản tại các lớp kỹ thuật.
6. Tuân thủ quy trình điều khiển, vận hành, sử dụng của nhà sản xuất, không thay đổi cấu trúc, cấu tạo của thiết bị.
Trên đây là các thông tin cơ bản về hệ thống khí nén và tác dụng của hệ thống này trong sản xuất hiện nay. Hi vọng qua nội dung KYODO đã chia sẻ về hệ khí nén trong công nghiệp, bạn đọc đã có thêm một ít hiểu biết về các vấn đề liên quan . Xin chân thành cảm ơn.