Tiêu chuẩn gia công kết cấu thép trong công trình – TCXDVN 170:2007

Tiêu chuẩn XDVN 170:2007 về gia công kết cấu thép trong công trình là một tài liệu quan trọng định rõ các quy định và yêu cầu cơ bản cho quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng của các cấu kiện thép trong ngành xây dựng. Với mục tiêu tạo ra các công trình xây dựng an toàn, đồng nhất và chất lượng, tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả và đáng tin cậy của các dự án xây dựng.

Tiêu chuẩn gia công kết cấu thép trong công trình - TCXDVN 170:2007
Tiêu chuẩn gia công kết cấu thép trong công trình – TCXDVN 170:2007

1. Khái niệm TCXDVN 170:2007

Tiêu chuẩn XDVN 170:2007 là một tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam liên quan đến kết cấu thép. Được ban hành bởi Bộ Xây dựng, tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu kỹ thuật về gia công, lắp ráp và nghiệm thu kết cấu thép trong công trình công nghiệp và dân dụng.

Tiêu chuẩn này viện dẫn một số tài liệu khác như:

  • TCVN 5997:1995 – Bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ xây dựng
  • TCVN 5709:1993 – Thép các bon cán nóng dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
  • TCXDVN 314:2005 – Hàn kim loại. Thuật ngữ và định nghĩa
  • TCVN 3223:1994 – Que hàn điện dùng cho thép các bon và thép hợp kim thấp
  • TCXDVN 334:2005 – Sơn bảo vệ cho kết cấu thép

2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn XDVN 170:2007 áp dụng cho kết cấu thép xây dựng, được làm từ thép các bon và thép hợp kim thấp, với các giới hạn chảy từ 225N/mm2 đến 435N/mm2 và giới hạn bền từ 373N/mm2 đến 590N/mm2. Các kết cấu này được sử dụng trong các công trình công nghiệp và dân dụng, đặc biệt là trong khu vực có động đất có đỉnh gi tốc nền PGA nhỏ hơn 0,3 – 0,4g.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các kết cấu liên kết bằng đinh tán và các kết cấu đóng vai trò của thiết bị. Cụ thể:

  • Kết cấu thép của lò cao và thiết bị sấy không khí
  • Các bể chứa và thiết bị sinh khí, kết cấu ăng-ten
  • Kết cấu của lò cao
  • Kết cấu của các thiết bị nâng chuyển đứng và thang máy
  • Hệ thống ống công nghệ.

Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng không áp dụng cho các công trình đường sắt, đường bộ và các công trình thủy nông.

Xem thêm: TCVN 9437:2012 – Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất đất thi công

3. Nguyên tắc chung của tiêu chuẩn

  • Kết cấu thép phải được gia công, lắp ráp theo bản vẽ kết cấu và bản vẽ chi tiết kết cấu.
  • Đối với các kết cấu cụ thể, ngoài quy định của tiêu chuẩn XDVN 170:2007, cần tuân theo quy định riêng cho từng loại kết cấu đó.
  • Khi gia công và lắp ráp, nên sử dụng phương pháp cơ giới và phương pháp tổ hợp khối lớn để phù hợp với biện pháp thi công và sơ đồ công nghệ.
    Trong quá trình gia công và lắp ráp, cần kiểm tra các sơ đồ công nghệ và biện pháp thi công. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào nhật ký công trình.
  • Vật liệu dùng cho gia công, lắp ráp phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.
  • Tài liệu thiết kế thi công cho kết cấu phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức. Công nghệ sản xuất cần thể hiện rõ trong tài liệu kỹ thuật và trình tự sản xuất của nhà chế tạo.
  • Kết cấu phải đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu lực (độ bền, độ mỏi, độ ổn định và độ biến dạng). Bên cạnh đó, kết cấu cũng phải chịu được tải trọng kiểm tra khi chất thải tử nghiệm.
  • Kết cấu phải ổn định trước các tác động nhiệt độ và các yếu tố khác trong quá trình sử dụng.
  • Kết cấu phải giữ khả năng chịu lực và tính nguyên vẹn dưới tác động trực tiếp của lửa trong thời gian xác định (do thiết kế quy định)
  • Kết cấu phải được bảo vệ chống ăn mòn theo yêu cầu của tiêu chuẩn xây dựng và các tài liệu thiết kế tương ứng.
  • Các lớp bảo vệ chống ăn mòn chỉ được thực hiện trong điều kiện công xưởng hoặc nhà máy sản xuất kết cấu thép.
  • Trong xưởng hoặc nhà máy sản xuất kết cấu thép không chống rỉ, không được sơn hoặc kim loại ở các vị trí liên kết bằng bu lông cường độ cao và vùng hàn lắp có chiều rộng 100mm về hai phía của mối hàn.
  • Chất lượng làm sạch bề mặt phải tuân theo quy định cấp 2 trong tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005. Mức độ làm sạch bề mặt khỏi lớp rỉ sét cũng phải thực hiện theo TCXDVN 334:2005.
  • Lớp sơn bảo vệ kết cấu chịu lực phải phù hợp với các chỉ tiêu hình dáng bên ngoài theo tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005.
  • Dung sai các thông số hình học của cấu kiện phải phù hợp với giá trị được quy định trong tài liệu thiết kế của kết cấu cụ thể.

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn XDVN 170:2007 TẠI ĐÂY.

4. Ý nghĩa và vai trò của tiêu chuẩn trong ngành xây dựng

Ý nghĩa

  • Đảm bảo chất lượng, an toàn cho công trình
  • Thống nhất quy trình thi công
  • Tạo cơ sở đánh giá, nghiệm thu công trình
  • Nâng cao năng lực ngành xây dựng

Vai trò

  • Nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả thi công
  • Giảm chi phí, tăng tuổi thọ công trình
  • Bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng

Xem thêm: [2024] Quy trình xây dựng nhà xưởng tại KYODO

 

0777 386 683