Thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam, cơ sở sản xuất cần có các loại giấy tờ gì? Các thủ tục xin cấp phép và quy trình/tiêu chuẩn nên áp dụng để có lợi thế hơn trong lĩnh vực thực phẩm. Cùng tìm hiểu thêm qua nội dung sau đây.

I. Các giấy tờ, thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm

1. Giấy tờ đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm

Là loại giấy tờ nhất định phải có đầu tiên. Sản xuất thực phẩm phải có địa điểm cố định, có mã số thuế, có ngành nghề sản xuất theo quy định. Cơ sở sản xuất có thể lựa chọn các loại hình thức đăng ký kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể
  • Hợp tác xã
  • Công ty

Dù là hình thức nào thì việc khai báo và đăng ký ngành nghề sản xuất là rất cần thiết.

Tư vấn cải tạo, nâng cấp xưởng

Doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm cần được cấp phép để hoạt động

2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đối với loại mô hình sản xuất là công ty thì bắt buộc phải có giấy phép này.

Để được cấp phép, chứng nhận ATTP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định tại cơ sở đăng ký sản xuất thực phẩm. Các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu, bao bì, quy trình chế biến, sản xuất nếu đáp ứng sẽ được cấp giấy phép ATTP với thời hạn 3 năm. Có thể tiến hành tái thẩm định và gia hạn trước khi hết hiệu lực 6 tháng.

Xem thêm: Nghị định 15 2018 NĐ CP

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bản cam kết an toàn thực phẩm trong đăng ký sản xuất thực phẩm

Với bản cam kết an toàn thực phẩm, chỉ áp dụng cho các hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng do bộ công thương quản lý như: bánh, kẹo, đường, sữa, …

Với các cơ sở sản xuất các loại thực phẩm khác thuộc ngành nông nghiệp hoặc y tế thì vẫn cần xin giấy phép an toàn thực phẩm. Ví dụ như trong các lĩnh vực liên quan: rau củ, thịt gia súc gia cầm, thủy – hải sản, …

3. Giấy tờ về công bố chất lượng sản phẩm

Các giấy tờ trên là các điều kiện cần cho cơ sở đăng ký sản xuất thực phẩm, tuy nhiên để đáp ứng các điều kiện đủ thì các hộ sản xuất này cần làm thủ tục công bố sản phẩm và chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

  • Với các thực phẩm thường thì thủ tục cần làm là thủ tục tự công bố sản phẩm.
  • Với các thực phẩm chức năng, thủ tục cần làm là đăng ký bản công bố sản phẩm.

Như vậy, các giấy tờ bắt buộc cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bao gồm: Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc Bản cam kết An toàn thực phẩm; Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.

Xem thêm: Vận hành sản xuất hiệu quả

II. Các thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm và chứng nhận nên có trong sản xuất thực phẩm

Ngoài ra, để có được nhiều lợi thế hơn, các cơ sở sản xuất thực phẩm cần thêm một số giấy tờ hoặc chứng nhận không bắt buộc như sau.

1. Giấy chứng nhận mã số mã vạch sản phẩm

Mã số mã vạch là 1 dãy số được dán trên hàng hóa, dãy số này chứa tất cả các thông tin của nhà sản xuất khi sử dụng phần mềm chuyên dụng để quét, nó giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra và biết được xuất xứ, từ đó tạo lòng tin và sự an tâm hơn khi người tiêu dùng chọn lựa.

Thường dùng trên các sản phẩm thực phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ, và là yêu cầu đặc biệt cần có đối với các sản phẩm được đưa vào hệ thống các siêu thị, các chuỗi hệ thống bán lẻ.

Mã vạch trong sản xuất thực phẩm
Mã vạch sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị

2. Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu trong sản xuất thực phẩm

Ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đăng ký bảo hộ thương hiệu là thủ tục nên làm mặc dù pháp luật không có quy định bắt buộc.

Ngay khi xây dựng một thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, các doanh nghiệp nên có kế hoạch cho việc đăng ký bảo hộ độc quyền.

Nền sản xuất công nghiệp phát triển như hiện nay thì vấn đề sở hữu trí tuệ rất quan trọng và đáng lưu tâm. Bảo hộ thương hiệu là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này giúp thương hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ trên thị trường. Đồng nghĩa với việc, sẽ không có một tổ chức, cá nhân nào được sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp khi chưa được phép; hoặc cố ý sử dụng thương hiệu tương tự gây nhầm lẫn trong cùng lĩnh vực hoặc trong những lĩnh vực tương tự mà doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ.

Bảo hộ thương hiệu trong sản xuất thực phẩm
Bảo hộ thương hiệu trong sản xuất thực phẩm

3. Áp dụng các hệ thống quản lý HACCP kết hợp GMP thực phẩm

HACCP phân tích các mối nguy có thể xảy ra và xác định, giám sát các điểm CCP trong tất cả các quy trình hoạt động có liên quan đến sản phẩm từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Áp dụng quy trình HACCP để triệt tiêu các mối nguy có thể có ngay từ khi nó còn chưa xảy ra, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí do các sản phẩm không đạt yêu cầu, các chi phí cho việc phân tích, lấy mẫu và những thiệt hại nếu những sản phẩm không đạt yêu cầu đến tay khách hàng.

HACCP giúp doanh nghiệp tự tin tiếp xúc với khách hàng, chứng minh rằng sản phẩm được kiểm soát bởi một hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay, HACCP được nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản… quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Áp dụng HACCP chính là một trong các yêu cầu giúp sản phẩm Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính trên thế giới thông qua con đường xuất nhập khẩu.

Tư vấn thi công Phòng sạch HACCP
TƯ VẤN ÁP DỤNG HACCP

4. Chứng nhận liên quan ISO 22000, FSSC

Tương tự HACCP, Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế, chế biến cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.

Là bằng chứng rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả được thiết kế, hoạt động và cải tiến liên tục một cách khoa học và được kiểm soát thường xuyên. ISO 22000 tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới.

Xem thêm: Top 10 tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến theo từng khu vực

Đặc biệt, doanh nghiệp được xem xét miễn, giảm kiểm tra một số thủ tục pháp lý khi có giấy chứng nhận ISO 22000 (ví dụ: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm)

HACCP la gi ISO 22000 la gi

Trên đây là thông tin về thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm và các hướng dẫn thêm cho kế hoạch sản xuất thực phẩm. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ với KYODO để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan.

Xem thêm: HACCP trong lĩnh vực thực phẩm

0777 386 683