Hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, đảm bảo an toàn hóa chất là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mọi người khi làm việc với hóa chất, từ sản xuất đến vận chuyển. Mỗi cá nhân và tổ chức có liên quan đến hóa chất cần nắm vững các quy định và nguyên tắc an toàn để giảm thiểu rủi ro. Trong bài viết này, KYODO sẽ thông tin đến bạn 12 nguyên tắc an toàn hóa chất trong công nghiệp. Hãy cùng theo dõi để biết thêm chi tiết!
1. An toàn hóa chất trong công nghiệp là gì?
An toàn hóa chất là các biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn liên quan đến hóa chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển, sử dụng và xử lý. Việc tuân thủ an toàn hóa chất giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động, ngăn ngừa tai nạn và bảo vệ tài sản.
2. Hóa chất độc hại công nghiệp
Khái niệm
Hóa chất công nghiệp là các loại hóa chất được sản xuất và điều chế với số lượng lớn để phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả và tạo ra các sản phẩm có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, việc sử dụng hóa chất công nghiệp đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn để bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường.
Một số loại hóa chất độc hại trong công nghiệp
Các chất độc công nghiệp có tính nguy hiểm cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại hơn so với các hóa chất thông thường. Khi xâm nhập vào cơ thể, dù chỉ với một lượng rất nhỏ, chúng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Với các hóa chất có độc tính thấp, nếu nồng độ nằm trong giới hạn an toàn và cơ thể khỏe mạnh, người lao động có thể không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu vượt quá ngưỡng cho phép hoặc cơ thể có sức đề kháng yếu, các chất độc này sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh này, phát sinh trong quá trình sản xuất, được gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
Các chất độc công nghiệp nguy hiểm bao gồm nhiều loại khác nhau như:
- Chất nổ công nghiệp
- Khí gas dễ cháy hoặc không dễ cháy, khí gas độc hoặc không độc
- Hóa chất lỏng dễ cháy, chất nổ lỏng có khả năng giảm nhạy
- Hóa chất rắn dễ cháy
- Hóa chất có tính oxy hóa (hợp chất oxit hữu cơ)
- Chất gây độc hại và lây nhiễm
- Chất phóng xạ
- Chất ăn mòn
- Các hóa chất nguy hiểm khác
Xem thêm: Phòng chống cháy nổ trong công nghiệp
Hóa chất ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với hóa chất trong thời gian dài, đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Quá trình nhiễm độc từ hóa chất thường diễn ra âm thầm, tích tụ dần trong cơ thể. Khi lượng độc tố vượt quá khả năng đào thải tự nhiên của cơ thể, các vấn đề nghiêm trọng như suy giảm chức năng hô hấp, gan, viêm da, thoái hóa da, thậm chí ung thư có thể xảy ra. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi làm việc trực tiếp với các hóa chất dễ cháy như cồn công nghiệp hoặc cồn dược phẩm.
Ngoài ra, nguy cơ bị hóa chất bắn vào tay, chân hoặc mặt cũng là mối đe dọa thường trực. Vì thế, đảm bảo an toàn hóa chất trong công nghiệp là một yêu cầu cấp bách. Mỗi cá nhân và tổ chức cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn, không chỉ để bảo vệ chính bản thân mà còn để bảo đảm an toàn cho những người xung quanh.
Mức độ nguy hiểm và độc hại khi làm việc với hóa chất
Mức độ nguy hiểm khi làm việc với hóa chất có thể phân chia thành 4 cấp độ, dựa trên khả năng gây hại đối với sức khỏe con người:
- Cấp 1 – Cực kỳ nguy hiểm: Các hóa chất thuộc cấp này có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc chỉ sau thời gian ngắn tiếp xúc. Việc xử lý chúng đòi hỏi phải tuân thủ các biện pháp an toàn rất nghiêm ngặt và cẩn trọng tuyệt đối.
- Cấp 2 – Nguy hiểm cao: Tiếp xúc lâu dài với những hóa chất này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Quá trình làm việc với hóa chất cấp 2 cần có sự giám sát kỹ lưỡng và bảo vệ chặt chẽ.
- Cấp 3 – Độc hại: Những hóa chất này có thể gây tổn hại đến sức khỏe sau một thời gian tiếp xúc. Biện pháp bảo hộ cá nhân phải được áp dụng đúng cách để hạn chế rủi ro.
- Cấp 4 – Tương đối an toàn: Mặc dù không độc hại như các cấp khác, hóa chất cấp này vẫn có thể gây kích ứng da, mắt hoặc hệ hô hấp nếu tiếp xúc trực tiếp, vì vậy cần tuân thủ quy trình an toàn khi sử dụng.
3. Biện pháp phòng ngừa hóa chất
Dưới đây là 4 biện pháp phòng ngừa độc hại của hóa chất một cách hiệu quả:
- Thay thế hóa chất: Loại bỏ hoặc thay thế các hóa chất độc hại bằng những chất ít nguy hiểm hơn hoặc không nguy hiểm, giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
- Quy định khoảng cách an toàn: Đảm bảo khoảng cách hợp lý hoặc lắp đặt hệ thống che chắn giữa khu vực chứa hóa chất và người lao động, nhằm giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc trực tiếp.
- Thông gió: Thiết lập hệ thống thông gió phù hợp trong quá trình di chuyển hoặc lưu trữ hóa chất, giúp loại bỏ khí độc, khói, bụi và các chất gây hại ra khỏi môi trường làm việc.
- Trang bị bảo hộ cá nhân: Cung cấp đầy đủ quần áo, thiết bị và dụng cụ bảo hộ theo quy định, giúp bảo vệ sức khỏe người lao động khi làm việc với hóa chất nguy hiểm.
4. 12 Nguyên tắc an toàn hóa chất khi làm việc
- Nguyên tắc 1: Thực hiện nghiêm túc các quy trình và nghị định liên quan và luôn làm việc theo hướng dẫn đào tạo đã được cung cấp.
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo luôn chuẩn bị đầy đủ quần áo và thiết bị bảo hộ khi làm việc với hóa chất. Kịp thời thay thế những bộ trang bị bị hỏng hoặc rách để duy trì hiệu quả bảo vệ.
- Nguyên tắc 3: Trước khi tiếp xúc với hóa chất, cần lên kế hoạch chi tiết và dự đoán các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra, đồng thời chuẩn bị phương án ứng phó.
- Nguyên tắc 4: Hiểu biết và thực hành các thủ tục khẩn cấp như phòng cháy, xử lý sự cố rò rỉ, sơ tán và báo cáo khi có sự cố.
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo các thùng chứa hóa chất được phân loại và dán nhãn rõ ràng. Xử lý các thùng bị hỏng hoặc nhãn bị mờ, rách ngay lập tức
- Nguyên tắc 6: Chỉ sử dụng các hóa chất có nhãn mác rõ ràng và được đựng trong các thùng đúng tiêu chuẩn.
- Nguyên tắc 7: Để tài liệu liên quan đến hóa chất ở nơi khô ráo, thoáng mát và theo phân loại hợp lý.
- Nguyên tắc 8: Trước khi sử dụng hóa chất, đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn MSDS để hiểu rõ các nguy cơ liên quan.
- Nguyên tắc 9: Đảm bảo sử dụng hóa chất theo đúng mục đích, liều lượng và hướng dẫn được ghi trên bao bì.
- Nguyên tắc 10: Luôn kiểm tra nhãn mác và bảng dữ liệu MSDS để nắm bắt thông tin về các nguy cơ của hóa chất.
- Nguyên tắc 11: Vệ sinh cơ thể và khu vực làm việc thường xuyên. Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với hóa chất và làm sạch bề mặt khu vực làm việc ít nhất một lần trong ca.
- Nguyên tắc 12: Không ăn uống khi làm việc với hóa chất. Nếu hóa chất tiếp xúc với da, không sờ tay vào mặt hoặc sử dụng mỹ phẩm và kính áp tròng.
5. An toàn hóa chất trong phòng thí nghiệm
Trong các phòng thí nghiệm, việc đảm bảo an toàn hóa chất là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của người lao động và duy trì môi trường làm việc an toàn. Hóa chất, đặc biệt là những loại có tính chất độc hại, cần được xử lý với sự cẩn trọng nhất. Một trong những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro liên quan đến hóa chất là sử dụng các phòng sạch (cleanroom).
Phòng sạch cung cấp một môi trường được kiểm soát chặt chẽ về độ sạch không khí, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát tán của bụi bẩn và các hạt lơ lửng, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm bẩn và tương tác không mong muốn giữa hóa chất và các yếu tố môi trường. Trong phòng sạch, hóa chất được lưu trữ và xử lý trong các tủ hút khí chuyên dụng, giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc trực tiếp và phát tán hơi độc.
Xem thêm: Các cấp độ sạch trong phòng thí nghiệm
Việc tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, như đeo thiết bị bảo hộ cá nhân, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và bảng dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS), vẫn là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc tích hợp phòng sạch vào quy trình làm việc giúp tăng cường bảo vệ, giữ cho hóa chất được kiểm soát và đảm bảo môi trường làm việc luôn ở trạng thái tối ưu nhất để hạn chế mọi nguy cơ liên quan đến hóa chất. Như vậy, phòng sạch không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của các nghiên cứu và thử nghiệm mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe của các nhà nghiên cứu và các nhân viên trong phòng thí nghiệm.
Bài viết trên vừa tổng hợp những thông tin cơ bản về an toàn hóa chất công nghiệp, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. KYODO cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Xem thêm: An toàn vệ sinh thực phẩm trong môi trường phòng sạch