Safe Quality Food | SQF là gì? Tiêu chuẩn thực phẩm

Tiến hành chứng minh các sản phẩm hoặc quy trình tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mang lại vô vàn lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể, việc áp dụng tiêu chuẩn và chứng nhận SQF trong chuỗi cung ứng thực phẩm được coi là một phương án tối ưu để tạo tiền đề và dấu ấn giúp doanh nghiệp mang đến sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Để giúp quý vị có cái nhìn tổng quan về SQF, dưới đây, KYODO sẽ cung cấp một số nội dung về chương trình an toàn thực phẩm SQF và những yêu cầu khi triển khai hệ thống quản lý SQF theo chuẩn.

1. Safe Quality Food – Tiêu chuẩn SQF là gì?

SQF: Viết tắt của Safe Quality Food (Thực phẩm chất lượng an toàn), SQF là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cần thiết để xác định các rủi ro về chất lượng, an toàn thực phẩm, đánh giá và giám sát các biện pháp kiểm soát.

Tiêu chuẩn SQF là gì?
Tiêu chuẩn/ chứng nhận SQF là gì?

Lịch sử hình thành

Chương trình SQF được triển khai vào năm 1994 tại Úc, và được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của HACCP. Ban đầu hệ thống này là một chương trình thí điểm được triển khai nhằm đảm bảo lợi ích cho ngành công nghiệp thực phẩm. Hệ thống đã được triển khai với sự hỗ trợ của các chuyên gia về quản lý chất lượng , an toàn thực phẩm, quy định thực phẩm, chế biến thực phẩm, hệ thống sản xuất nông nghiệp, bán lẻ thực phẩm, phân phối thực phẩm và HACCP.

Năm 2003, Viện Tiếp thị Thực phẩm (FMI) đã giành được quyền đối với các chương trình này và thành lập ra Viện SQF (Safe Quality Food Institute). SQF 2000 được tổ chức sở hữu trí tuệ an toàn thực phẩm toàn cầu công nhận. Kể từ năm 2004, Chứng nhận này đã được cấp cho hàng ngàn công ty hoạt động ở hầu hết các khu vực như: Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Bắc và Nam Mỹ. Hội đồng tư vấn kỹ thuật SQFI xem xét và đưa ra khuyến nghị về những thay đổi phù hợp với yêu cầu và mong muốn hiện tại của ngành thực phẩm toàn cầu.

Phạm vi

Chương trình Thực phẩm Chất lượng An toàn là một chứng nhận an toàn thực phẩm được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) bao gồm tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm thông qua các mã ngành cụ thể, từ sản xuất sơ cấp đến sản xuất, phân phối, đóng gói và bán lẻ thực phẩm. SQF được chứng nhận sở hữu trí tuệ và các biểu tượng thuộc sở hữu của FMI – Food Marketing Institute. Phạm vi ứng dụng bao gồm:

  • Bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm dành cho sản xuất ban đầu
  • Bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm dành cho lưu trữ và phân phối
  • Bộ Tiêu Chuẩn An Toàn Thực Phẩm Sản Xuất Bao Bì Thực Phẩm
  • Bộ Tiêu Chuẩn An Toàn Thực Phẩm Cho bán lẻ thực phẩm
  • Bộ tiêu chuẩn SQF về chất lượng

Xem thêm: Tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000

2. Các cấp độ của tiêu chuẩn SQF

SQF bao gồm SQF 1000SQF 2000. Trong đó, SQF 1000 được thiết kế cho các nhà sản xuất ban đầu, sản xuất nguyên liệu thô (ví dụ: trồng trọt, chế biến thức ăn gia súc, v.v.). Và SQF 2000 bao gồm các yêu cầu cho các nhà chế biến và phân phối sản phẩm là thực phẩm (ví dụ: chế biến sữa, thịt, v.v.).

SQF 2000 được chia thành 3 cấp độ, mỗi cấp độ chỉ ra một mức độ yêu cầu khác nhau đối với hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

  • Cấp độ 1: An toàn thực phẩm cơ bản, là chương trình đầu tiên và các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cơ bản phải được thực hiện để tạo nền tảng nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
  • Cấp độ 2: Kế hoạch an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP là sự kết hợp của các yêu cầu cấp độ 1 và tiến hành phân tích mối nguy An toàn thực phẩm của các công đoạn nhằm xác định các mối nguy và thực hiện hành động để loại bỏ, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các mối nguy.
  • Cấp độ 3: Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm toàn diện – Kết hợp các yêu cầu của cấp độ 1 và 2 và yêu cầu tiến hành phân tích mối nguy về chất lượng thực phẩm, thực hiện các hành động để ngăn ngừa rủi ro do chất lượng kém.
Lợi ích của SQF
Lợi ích của chứng nhận SQF là gì

Lợi ích của Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm SQF

  • Nâng cao sự an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Doanh Nghiệp.
  • Giúp Doanh Nghiệp chứng minh được cam kết trong sản xuất/kinh doanh thực phẩm an toàn.
  • Củng cố niềm tin của khách hàng và người tiêu dùng do được công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI).
  • Có tác dụng hỗ trợ khi có sự đánh giá của các cơ quan thẩm quyền/các bên có quyền lợi liên quan khác.
  • Thâm nhập vào hệ thống bán lẻ: Nhiều nhà bán lẻ đã yêu cầu cấp giấy chứng nhận SQF cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp của họ để đảm bảo thực phẩm được sản xuất theo các tiêu chuẩn cao nhất.
  • Tính toàn vẹn: chứng nhận chứng minh cam kết cung cấp chất lượng, các sản phẩm thực phẩm an toàn cao.
  • Cung cấp khuôn khổ để thực hiện một hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm ổn định, đáng tin cậy và hiệu quả trong tổ chức doanh nghiệp.
  • Nâng cao thương hiệu/hình ảnh công ty.
  • Cải tiến liên tục: Chứng chỉ giúp cải tiến liên tục quy trình an toàn chất lượng.

Xem thêm: Top 10 Tiêu chuẩn thực phẩm theo khu vực

Làm sao để đáp ứng quy trình SQF và các đánh giá cần thực hiện

  • Lãnh đạo cao nhất đưa ra các cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm, chất lượng và liên tục cải tiến, đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu.
  • Có kế hoạch và đào tạo cho nhân lực thực hiện các công việc quan trọng liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Đưa ra những quy định bằng văn bản đối với nhà cung cấp về những nguyên liệu và dịch vụ mua vào có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Kiểm tra trước khi sử dụng các nguyên liệu và dịch vụ có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Yêu cầu đối với thành phẩm cần được lập thành tài liệu, được phê duyệt bởi khách hàng nếu có yêu cầu.
  • Xác định và lập thành tài liệu các biện pháp có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong Kế hoạch an toàn thực phẩm.
  • Xây dựng thủ tục miêu tả cách thức tiến hành khắc phục và phòng ngừa các sự cố rủi ro.
làm thế nào để đạt chứng nhận SQF thực phẩm
Làm thế nào để đạt chứng nhận SQF thực phẩm?
  • Thiết lập thủ tục miêu tả việc xử lý sản phẩm hoặc nguyên liệu không phù hợp tìm thấy trong quá trình tiếp nhận, lữu giữ, chế biến, đóng gói hoặc phân phối.
  • Tất cả thiết bị đo kiểm được sử dụng để giám sát các hoạt động trong Kế hoạch SQF hoặc để minh chứng sự tuân thủ với các yêu cầu của khách hàng cần được định kỳ hiệu chỉnh nhằm đảm bảo độ chính xác.
  • Tiến hành đánh giá nội bộ nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Hệ thống SQF 2000 và kế hoạch SQF 2000. Xem xét lại hệ thống và các chính sách quản lý định kỳ.
  • Có thủ tục để xử lý các phản ánh của khách hàng, quy định người có trách nhiệm điều tra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
  • Có thủ tục quy định trách nhiệm, phương pháp lấy mẫu và phân tích thành phẩm và quá trình sản xuất nhằm đảm bảo tuân thủ với yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của các bên liên quan.
  • Tài liệu và hồ sơ liên quan cần được kiểm soát và lưu giữ thường xuyên.
  • Có cách thức truy tìm nguồn gốc sản phẩm, cách xác định nguyên liệu thô và các loại đầu vào khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn của thành phẩm.

Xem thêm: Thiết kế nhà máy thực phẩm tiêu chuẩn

3. Sự phổ biến theo khu vực

Là một tiêu chuẩn quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (Food Safety) được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Châu ÂuChâu Á. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chuẩn này có thể khác nhau tùy theo ngành công nghiệp và địa phương cụ thể.

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm thường sử dụng tiêu chuẩn SQF để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm của mình và đáp ứng các yêu cầu của các nhà phân phối và khách hàng quốc tế.

Ngoài ra, các tổ chức tiêu chuẩn và tổ chức chứng nhận trên thế giới cũng sử dụng tiêu chuẩn SQF để đánh giá và chứng nhận cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn SQF, nếu bạn đã muốn xây dựng nhà máy thực phẩm chuẩn SQF, hãy liên hệ với KYODO để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ.

Xem thêm: Tổ chức chứng nhận IAF là gì?

0777 386 683