Tiêu Chuẩn ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

Tiêu chuẩn ISO 9001 là chuẩn mực quốc tế hàng đầu về hệ thống quản lý chất lượng, giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và mở rộng cơ hội thị trường toàn cầu. Để biết thêm thông tin chi tiết về những lợi ích mà ISO 9001 mang lại cho doanh nghiệp, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

Khái niệm

Tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế thuộc bộ ISO 9000. Tiêu chuẩn này đề ra các quy định và yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (QMS). ISO 9001 giúp các tổ chức và doanh nghiệp duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Tiêu chuẩn ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng
Tiêu chuẩn ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng

Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 9001 được thiết kế để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô, lĩnh vực hay vị trí địa lý. ISO 9001 có thể áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan chính phủ và nhiều loại hình tổ chức khác. Bất kỳ tổ chức nào muốn cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, quản lý rủi ro và nâng cao sự hài lòng của khách hàng đều có thể áp dụng ISO 9001.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm tất cả các quá trình liên quan đến sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ. ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải thiết lập, duy trì và liên tục cải tiến (theo chu trình PDCA) hệ thống quản lý chất lượng, từ khâu hoạch định, vận hành đến giám sát, đánh giá và phản hồi để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng và quy định pháp lý.

Các phiên bản ISO 9001

Kể từ khi được ban hành, tiêu chuẩn ISO 9001 đã được cập nhật qua 5 phiên bản khác nhau. Cụ thể:

  • ISO 9001:1987: Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
  • ISO 9001:1994: TCVN tương đương là TCVN ISO 9001:1996 – Quản lý chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
  • ISO 9001:2000: TCVN tương đương là TCVN ISO 9001:2000 – Quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
  • ISO 9001:2008: TCVN tương đương là TCVN ISO 9001:2008 – Quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
  • ISO 9001:2015: TCVN tương đương là TCVN ISO 9001:2015 – Quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Đây là phiên bản hiện hành, thay thế phiên bản ISO 9001:2008, đã hết hạn vào tháng 9/2018.
Các phiên bản iso 9001
Các phiên bản iso 9001

Bạn có thể tải tài liệu ISO 9001 phiên bản 2015 TẠI ĐÂY.

Những thay đổi qua từng phiên bản:

  • Phiên bản năm 1987, 1994: Tập trung vào các mô hình đảm bảo chất lượng, các quy trình cụ thể.
  • Phiên bản năm 2000: Chuyển sang mô hình quản lý chất lượng, nhấn mạnh khách hàng, cải tiến và trách nhiệm của ban lãnh đạo.
  • Phiên bản năm 2008: Đơn giản hóa cấu trúc, cập nhật một số khái niệm và yêu cầu.
  • Phiên bản năm 2015: Tập trung vào quản lý rủi ro, cơ hội và bối cảnh của tổ chức, nhấn mạnh lãnh đạo và sự tham gia của người lao động.

2. Tại sao tiêu chuẩn ISO 9001 lại quan trọng với doanh nghiệp?

Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Chứng nhận này không chỉ chứng minh rằng doanh nghiệp đã thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả mà còn cho thấy tổ chức đó đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, ISO 9001 giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả vận hành, tối ưu hóa quy trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường và đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong nước lẫn quốc tế.

Xem thêm: Tiêu chuẩn EN 15224 là gì? Hệ thống quản lý chất lượng

3. Lợi ích của việc sở hữu chứng nhận ISO 9001

Đối với doanh nghiệp

  • Giúp ban lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả và khoa học hơn.
  • Củng cố và nâng cao uy tín của lãnh đạo.
  • Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng gọn nhẹ, chặt chẽ và hiệu quả trong vận hành.
  • Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và tiết kiệm chi phí.
  • Kiểm soát nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, tăng năng suất, giảm phế phẩm và tránh các chi phí phát sinh không cần thiết.
  • Liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình.
  • Tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất.
  • Tạo mối quan hệ bền vững giữa lãnh đạo và nhân viên.
  • Giải quyết mâu thuẫn và giảm thiểu xung đột thông tin trong nội bộ.
  • Nâng cao tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên thông qua việc hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.
  • Không ngừng cải tiến để đảm bảo sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Đối với khách hàng

  • Sản phẩm có chất lượng ổn định, giảm thiểu hư hỏng, tạo niềm tin và chiếm lĩnh thị trường.
  • Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng mà khách hàng mong đợi.

4. Chứng nhận ISO 9001

Chứng nhận ISO 9001 là một bằng chứng chứng tỏ rằng hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.

Chứng nhận ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001

Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu?

Thời hạn của giấy chứng nhận ISO 9001:2015 là 3 năm kể từ ngày cấp. Để duy trì chứng nhận, tổ chức phải thực hiện đánh giá tái chứng nhận khi chứng chỉ gần hết hạn.

Bên cạnh đó, việc đánh giá giám sát định kỳ hàng năm là yêu cầu bắt buộc. Tổ chức phải thực hiện đánh giá giám sát định kỳ mỗi năm (12 tháng/lần) theo yêu cầu của cơ quan chứng nhận. Nếu tổ chức không thực hiện các cuộc đánh giá giám sát định kỳ đúng hạn, chứng chỉ ISO 9001:2015 có thể bị thu hồi.

Chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001

Chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Quy mô doanh nghiệp (số lượng phòng ban, nhân sự).
  • Ngành nghề sản xuất kinh doanh (mức độ phức tạp và rủi ro).
  • Số lượng địa điểm cần chứng nhận.

Chi phí thường bao gồm:

  • Năm đầu tiên: Phí đánh giá và cấp chứng chỉ.
  • Năm thứ hai: Phí đánh giá giám sát định kỳ lần 1.
  • Năm thứ ba: Phí đánh giá giám sát định kỳ lần 2.

Qua bài chia sẻ trên, hy vọng đã giúp tổ chức/doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về Tiêu chuẩn iso 9001 và một số thông tin liên quan. KYODO cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

0777 386 683