Một số quy định về hồ sơ thiết kế xây dựng

Thiết kế xây dựng được xem bước quan trọng nhất trong mọi dự án xây dựng, là cơ sở để triển khai thi công công trình. Để bắt đầu thi công xây dựng, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng đầy đủ và tuân thủ các quy định của Bộ Xây dựng. Vậy một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng bao gồm những gì? Và những quy định cụ thể về thiết kế công trình xây dựng? Cùng KYODO tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Thiết kế xây dựng là gì?

Thiết kế xây dựng là quá trình lập kế hoạch và tạo ra bản vẽ, bản thảo chi tiết cho các công trình xây dựng (tòa nhà, nhà máy, nhà xưởng,…) dựa trên một mục tiêu cụ thể. Quá trình này không chỉ bao gồm việc lên ý tưởng và phát thảo hình dáng kiến trúc của công trình, mà còn liên quan đến việc tính toán kết cấu, hệ thống cơ điện và các yếu tố kỹ thuật khác để đảm bảo công trình đáp ứng yêu cầu sử dụng, an toàn và thẩm mỹ. Sau khi hoàn thành, các bản vẽ này sẽ được sử dụng để xây dựng công trình thực tế trong tương lai.

Khái niệm thiết kế xây dựng
Khái niệm thiết kế xây dựng

Thiết kế xây dựng gồm những gì?

  • Thiết kế sơ bộ: Thiết kế này thể hiện những ý tưởng ban đầu của công trình, bao gồm bản vẽ phác thảo, mô hình 3D và báo cáo sơ bộ về diện tích, quy mô và vật liệu dự kiến.
  • Thiết kế cơ sở: Dựa trên phương án thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở thể hiện các thông số kỹ thuật chính, phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn, làm căn cứ cho các bước thiết kế tiếp theo.
  • Thiết kế kỹ thuật: Chi tiết hóa thiết kế cơ sở sau khi được duyệt, bao gồm các bản vẽ chi tiết và thông số kỹ thuật cho từng phần của công trình như móng, dầm, hệ thống điện, PCCC, điều hòa không khí,…
  • Thiết kế bản vẽ thi công: Bản vẽ thi công cung cấp thông tin và hướng dẫn chi tiết cho các nhà thầu về cách xây dựng công trình theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thiết kế ban đầu, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của quá trình thi công. Bản vẽ này có thể được sử dụng trực tiếp trên công trường.

2. Quy định trong thiết kế xây dựng

Quy định chung về thiết kế xây dựng xác định rằng thiết kế có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều bước, cụ thể như sau:

  • Thiết kế một bước: Thiết kế bản vẽ thi công.
  • Thiết kế hai bước: Thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
  • Thiết kế ba bước: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
  • Thiết kế nhiều bước: Thực hiện theo thông lệ quốc tế.

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định trong quyết định phê duyệt dự án. Mỗi bước thiết kế cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về xây dựng và phải đáp ứng đúng mục đích cũng như nhiệm vụ cụ thể của dự án. Đối với công trình thực hiện thiết kế từ hai bước trở lên, thiết kế ở bước tiếp theo phải phù hợp với các nội dung và thông số chính của thiết kế ở bước trước đó.

3. Một số yêu cầu trong thiết kế xây dựng

Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của công trình, thiết kế xây dựng phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

  • Thiết kế phải đảm bảo công năng sử dụng của nhà xưởng, bao gồm việc phân chia không gian hợp lý cho sản xuất, lưu trữ.
  • Phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kết cấu, hệ thống điện, cấp thoát nước và hệ thống HVAC (điều hòa không khí và thông gió).
  • Đảm bảo các yếu tố an toàn trong quá trình sử dụng, như hệ thống báo cháy, thoát hiểm và thiết bị bảo hộ cho người lao động.
Yêu cầu bản vẽ thiết kế xây dựng
Yêu cầu bản vẽ thiết kế xây dựng
  • Đảm bảo điều kiện vệ sinh, tiện nghi cho nhân viên, bao gồm khu vực vệ sinh, phòng nghỉ,…
  • Ưu tiên thiết kế sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, đồng thời tích hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
  • Tận dụng điều kiện tự nhiên để tối ưu hóa thiết kế, chẳng hạn như ánh sáng tự nhiên và thông gió, đồng thời giảm thiểu tác động bất lợi của các yếu tố môi trường.
  • Thiết kế phải đồng bộ với các công trình liên quan và có khả năng mở rộng trong tương lai nếu cần.

4. Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng

Một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc: Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt và chi tiết các hạng mục như cửa, cầu thang,…
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu: Bao gồm bản vẽ mặt bằng móng, kết cấu cột, dầm, sàn và chi tiết cấu tạo các kết cấu chịu lực.
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống điện: Sơ đồ nguyên lý, mặt bằng hệ thống điện và chi tiết lắp đặt hệ thống điện.
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống cấp/thoát nước: Sơ đồ nguyên lý, mặt bằng cấp thoát nước và chi tiết lắp đặt hệ thống.
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống điều hòa không khí (HVAC): Sơ đồ nguyên lý, bản vẽ mặt bằng hệ thống HVAC và bản vẽ chi tiết hệ thống HVAC.
  • Hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC): Sơ đồ nguyên lý, bản vẽ mặt bằng hệ thống PCCC và chi tiết lắp đặt.
  • Dự toán và báo cáo: Dự toán chi phí xây dựng và báo cáo về tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án.

5. Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan

5.1 Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

Điều 86 của Luật Xây dựng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình như sau.

Quyền

  1. Được quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ chủ đầu tư và các bên liên quan.
  2. Từ chối yêu cầu ngoài hợp đồng thiết kế.
  3. Quyền tác giả đối với thiết kế.
  4. Thuê nhà thầu phụ theo hợp đồng.

Nghĩa vụ

  1. Chỉ nhận thầu phù hợp với năng lực.
  2. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn và yêu cầu hợp đồng.
  3. Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế và của nhà thầu phụ.
  4. Không chỉ định nhà sản xuất trong thiết kế sử dụng vốn nhà nước.
  5. Bồi thường thiệt hại do thông tin, tài liệu không phù hợp.

5.2 Cơ quan chuyên môn

Quyền

  1. Yêu cầu chủ đầu tư và các tổ chức liên quan cung cấp thông tin và giải trình khi cần thiết.
  2. Đề xuất tổ chức tư vấn thẩm tra và mời chuyên gia tham gia thẩm định nếu cần.
  3. Bảo lưu kết quả thẩm định và từ chối yêu cầu làm sai lệch hoặc vượt quá phạm vi công việc.
Quyền và nghĩa cụ của Cơ quan chuyên môn thiết kế xây dựng
Quyền và nghĩa cụ của Cơ quan chuyên môn thiết kế xây dựng

Nghĩa vụ

  1. Thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật.
  2. Thông báo kết quả thẩm định bằng văn bản đến chủ đầu tư và cơ quan quản lý địa phương.
  3. Chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả thẩm định.

5.3 Tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng được bổ sung tại Luật xây dựng năm 2020.

Quyền

  1. Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin và giải trình khi cần thiết.
  2. Bảo lưu kết quả thẩm tra và từ chối yêu cầu làm sai lệch hoặc vượt quá phạm vi công việc thẩm tra.

Nghĩa vụ

  1. Thực hiện thẩm tra thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  2. Giải trình và làm rõ kết quả thẩm tra để hỗ trợ công tác thẩm định.
  3. Chịu trách nhiệm pháp lý và trước chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.

5.4 Chủ đầu tư

Quyền

  1. Tự thực hiện thiết kế và thẩm tra thiết kế nếu có đủ điều kiện năng lực.
  2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế và thẩm tra khi không tự thực hiện.
  3. Đàm phán, ký kết hợp đồng và giám sát việc thực hiện hợp đồng; đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng khi cần thiết.

Nghĩa vụ

  1. Chọn nhà thầu thiết kế và thẩm tra đủ năng lực.
  2. Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
  3. Cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu cho nhà thầu.
  4. Thực hiện và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng đã ký kết.
  5. Thẩm định và phê duyệt thiết kế theo quy định pháp luật.
  6. Chịu trách nhiệm về kết quả công việc và lưu trữ hồ sơ thiết kế.

6. Tại sao nên chọn KYODO làm tổng thầu thiết kế xây dựng?

KYODO là tổng thầu hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế và kho công nghiệp chất lượng cao. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công tòa nhà văn phòng, cũng như khảo sát và kiểm định công trình.

Chúng tôi đã và đang triển khai các dự án quy mô lớn từ 50.000 đến hơn 300.000 mét vuông cho các doanh nghiệp quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc,….KYODO cam kết mang đến dịch vụ xây dựng nhà xưởng tốt nhất với sự nhiệt huyết và nỗ lực từ đội ngũ nhân viên.

KYODO - Tổng thầu thiết kế xây dựng nhà máy
KYODO – Tổng thầu thiết kế xây dựng nhà máy

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công

Chúng tôi hiểu rằng chi phí là một yếu tố quan trọng khi bạn quyết định xây dựng nhà xưởng. Tại KYODO, chi phí thiết kế xây dựng sẽ được tính toán một cách hợp lý, dựa trên quy mô và độ phức tạp của dự án. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được những giá trị gia tăng như: đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, giải pháp thiết kế tối ưu và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp đến từ KYODO. Đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ tư vấn báo giá!

Một số dự án đã thi công của chúng tôi:

0777 386 683