Quy trình tổ chức chữa cháy là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các cơ sở sản xuất, nhà kho và văn phòng. Để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định, chủ doanh nghiệp và quản lý cơ sở kinh doanh cần nắm rõ các quy tắc và quy trình PCCC. Chính vì vậy, việc tổ chức đào tạo và hướng dẫn cho nhân sự về PCCC trở nên cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ thông tin chi tiết về quy trình tổ chức chữa cháy tại chỗ hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ
- Sự cố về điện: Xuất phát từ hệ thống cũ, quá tải hoặc sử dụng thiết bị không đúng cách. Điều này có thể gây chập mạch, phát nhiệt, hoặc nguy cơ cháy, đe dọa tính mạng và tài sản
- Sự cố về gas: Rò rỉ gas thường xuyên xuất phát từ bình gas, van gas hỏng hoặc mối nối ống gas không kín. Sử dụng gas không an toàn như bếp gas mini, bếp gas kém chất lượng, hoặc tự ý sửa chữa gas cũng là nguyên nhân gây ra các sự cố nghiêm trọng
- Sơ suất của con người: Đốt lửa không cẩn thận, hút thuốc lá không an toàn, sử dụng lửa trần không cẩn thận và chơi lửa, đốt pháo, đặc biệt là trẻ em
- Lý do khách quan: Cháy rừng do sét đánh, thiên tai…
- Yếu tố con người: Cháy do đốt phá, mâu thuẫn cá nhân…
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:
- Sử dụng hóa chất dễ gây cháy nổ không đúng cách
- Chập cháy từ các thiết bị điện tử
- Tự phát lửa từ các vật liệu dễ cháy
Xem thêm: Nội quy PCCC trong sản xuất công nghiệp
2. Nên làm gì khi xảy ra cháy nổ?
Khi xảy ra cháy nổ, cần thực hiện các biện pháp cứu hộ ngay lập tức:
- Báo động cho mọi người biết khi có cháy xảy ra, thông báo rõ ràng và dứt khoát
- Ngắt toàn bộ điện nơi diễn ra đám cháy để ngăn ngừa nguy cơ lan rộng
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy, như bình chữa cháy, ống nước hoặc chăn chữa cháy, tuỳ thuộc vào loại cháy
- Liên hệ lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy bằng số điện thoại cấp cứu 114 để hỗ trợ trong việc kiểm soát và dập tắt đám cháy một cách an toàn và hiệu quả
3. Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
4 nguyên tắc phòng cháy chữa cháy theo điều 4 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 như sau:
- Nguyên tắc 1: Huy động sức mạng của toàn dân chủ động tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy
- Nguyên tắc 2: Ưu tiên phòng ngừa PCCC, toàn dân phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy
- Nguyên tắc 3: Lực lượng, phương tiện, thiết bị PCCC luôn trong trạng thái sẵn sàng để chữa cháy kịp thời, hiệu quả
- Nguyên tắc 4: Ưu tiên phòng cháy chữa cháy và xử lý ngay tại hiện trường bằng lực lượng và phương tiện có sẵn
4. Các phương pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản
Trong quy trình chữa cháy, có 4 phương pháp cơ bản để dập tắt đám cháy:
- Làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy bằng cách sử dụng nước hoặc các chất làm lạnh khác để hạ nhiệt độ, ngăn chặn sự lan rộng của lửa
- Cách ly các chất phản ứng bằng cách sử dụng chất cách ly để ngăn chặn tương tác giữa oxi và chất cháy
- Giảm nồng độ các chất phản ứng bằng cách sử dụng chất chống cháy để hấp thụ hoặc giảm nồng độ oxi quanh khu vực cháy
- Kìm hãm hoá học phản ứng cháy bằng cách sử dụng chất ức chế để kiểm soát và ngăn chặn tốc độ phản ứng cháy
Lựa chọn phương pháp phù hợp cần tùy thuộc vào loại chất cháy và điều kiện xung quanh. Kết hợp các phương pháp cùng một lúc có thể làm tăng hiệu quả trong việc kiểm soát và dập tắt đám cháy.
Xem thêm: Bảo trì và nâng cấp tòa nhà – KYODO
5. 7 bước chữa cháy tại chỗ hiệu quả
Bước 1: Giữ bình tĩnh và xác định khu vực cháy nổ
- Quan sát và xác định chính xác vị trí xảy ra cháy nổ
- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của đám cháy, từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp
Bước 2: Báo động
- Thông báo cho mọi người xung quanh về sự việc bằng cách hô hoán, kêu gọi hoặc sử dụng các thiết bị báo cháy
- Kích hoạt hệ thống báo cháy tự động (nếu có)
- Gọi điện thoại cho lực lượng PCCC theo số 114 để được hỗ trợ
Bước 3: Ngắt nguồn điện
- Ngắt cầu dao điện hoặc aptomat trong khu vực xảy ra cháy nổ để đảm bảo an toàn và ngăn chặn nguy cơ chập điện
- Chỉ thực hiện thao tác này khi đảm bảo an toàn cho bản thân
Bước 4: Sử dụng các thiết bị chữa cháy tại chỗ
- Sử dụng bình chữa cháy phù hợp với loại đám cháy để dập lửa
- Sử dụng cát, nước hoặc các vật liệu khác để hỗ trợ dập lửa
- Lưu ý chỉ sử dụng nước nếu đám cháy nhỏ và không có nguy cơ cháy lan
Xem thêm: Thi công PCCC – Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống PCCC
Bước 5: Thoát hiểm
- Thoát ra ngoài theo lối thoát hiểm đã được quy định
- Nếu không thể thoát ra ngoài, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn, cách xa đám cháy
- Dùng khăn ướt hoặc vải che miệng và mũi để tránh hít phải khói độc
- Tuyệt đối không sử dụng thang máy trong khu vực cháy để thoát hiểm
Bước 6: Hỗ trợ người khác:
- Giúp đỡ những người già, trẻ em, người tàn tật thoát hiểm
- Sơ cứu cho những người bị thương
- Tuy nhiên cần đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình
Bước 7: Cung cấp thông tin cho lực lượng PCCC
- Khi lực lượng PCCC đến hiện trường, cung cấp thông tin về vị trí đám cháy, mức độ nghiêm trọng, số người bị nạn và các thông tin quan trọng khác.
Lưu ý:
- Tuyệt đối không cố gắng dập lửa nếu đám cháy quá lớn hoặc bạn không có đủ khả năng
- Không quay trở lại khu vực cháy khi chưa được phép của lực lượng chức năng
- Nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ
Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản để có thể chủ động ứng phó khi xảy ra sự cố.
Xem thêm: Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Phòng cháy chữa cháy – KYODO
6. KYODO – Đơn vị thi công PCCC uy tín
KYODO là một đơn vị thi công PCCC uy tín, chuyên cung cấp các giải pháp an toàn cháy nổ cho các công trình dân dụng và công nghiệp. Với đội ngũ kỹ sư và nhân viên chuyên nghiệp, KYODO cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả. KYODO luôn tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu thi công hệ thống PCCC hãy liên hệ với KYODO để được tư vấn miễn phí!